Khi nào cần sửa máy lạnh ô tô?

Kể cả máy lạnh ô tô đều cần bảo trì và sửa chữa sau một thời gian sử dụng. Sau vài tháng hoặc một năm, bạn có thể đã cảm thấy rằng máy lạnh ô tô không còn hiệu quả như ban đầu. Bạn thậm chí có thể đã bị nghẹt thở nhẹ khi máy lạnh ô tô đang chạy. Đây là lúc thời gian để sửa máy lạnh ô tô của bạn đã đến.

Hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động như thế nào?

Điều hòa ô tô có nguyên lý hoạt động như sau: Máy nén (lốc lạnh) được lai dẫn động với động cơ thông qua dây curoa, hút chất làm lạnh ở thể khí từ bình chứa gas rồi nén lại ở áp suất cao.

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của máy lạnh chi tiết nhất

Nhiệt độ chất làm lạnh khi bị nén sẽ tăng lên rồi được đẩy sang dàn nóng (nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt, có quạt riêng). Còn ở giàn nóng, do được tản nhiệt trong một áp suất cao làm cho chất làm lạnh chuyển thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (van tiết lưu).

Hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động như thế nào?
Hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động như thế nào?

Tại van tiết lưu, chất làm lạnh hóa hơi do áp suất giảm đột ngột và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, chúng trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và làm cho nhiệt độ giảm xuống. Và hơi lạnh này sẽ được quạt gió thổi vào ca-bin. Gió thổi ra từ giàn lạnh có thể là gió ngoài, gió trong ca-bin hoặc cả hai.

Ban đầu, môi chất được sử dụng là freon hoạt động tốt, nhưng khi các nhà khoa học phát hiện ra freon (R12) có hại cho tầng ôzôn của Trái Đất thì nó đã bị loại bỏ và thay thế cho freon bằng môi chất lạnh R134a, tuy ít hiệu quả hơn nhưng không làm hại cho môi trường.

Khi nào cần sửa máy lạnh ô tô?

Có thể nói, máy lạnh xe ô tô là một thiết bị khá quan trọng, giúp duy trì độ thoáng mát trong cabin xe. Trong suốt quá trình sử dụng, rất khó tránh khỏi trường hợp máy lạnh ô tô bị hư hỏng và gây ảnh hưởng đến toàn bộ xe.

Dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại TPHCM

Bạn cần đem đến nơi bảo dưỡng và sửa máy lạnh ô tô khi có những biểu hiện sau:

  • Điều hòa ô tô lúc mát lúc không.
  • Điều hòa ô tô không mát.
  • Khả năng làm mát của điều hòa ô tô kém.
  • Điều hòa ô tô có mùi hôi khó chịu.
  • Kiểm tra lọc gió

Bất cứ khi nào bạn mang xe đi bảo dưỡng, hãy kiểm tra máy lạnh. Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong thiết bị điều hòa không khí thì bạn sẽ cần phải bảo dưỡng nó. Trung bình, máy lạnh ô tô nên được bảo dưỡng sau một năm hoặc lâu hơn.

Hướng dẫn kiểm tra và sửa chữa máy lạnh ô tô

Kiểm tra lọc gió

Lọc gió bám nhiều bụi bẩn chính là nguyên nhân gây cản trở hoạt động lưu thông không khí, làm giảm hiệu năng của hệ thống điều hòa. Lọc gió cabin có thể dễ dàng vệ sinh sạch sẽ và khuyến khích thay mới sau 2 năm sử dụng.

Tuy nhiên, người dùng xe cần lưu ý chọn đúng loại để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của điều hòa.

Kiểm tra hiệu quả làm lạnh

Nếu vệ sinh sạch sẽ lọc gió mà mà máy lạnh vẫn không hoạt động tốt hơn, người dùng xe nên tiến hành một bước kiểm tra toàn diện hệ thống làm lạnh, để xác định nguyên nhân hỏng hóc, từ đó đưa ra giải pháp sửa chữa.

Hướng dẫn kiểm tra và sửa chữa máy lạnh ô tô
Kiểm tra hiệu quả làm lạnh

Khởi động máy, giữ ga xe khoảng 2.000 vòng/phút và bật điều hòa hết công suất. Duy trì thao tác này khoảng 10 phút để hệ thống làm lạnh chạy ổn định. Tiếp theo, đặt một chiếc nhiệt kế vào cửa gió hoặc phía trước máy lạnh đang hoạt động ở công suất tối đa. Nhiệt độ ở cửa lạnh phải thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ C.

Trường hợp máy lạnh vẫn chạy nhưng không tỏa ra hơi mát, có thể nguyên nhân xuất phát từ việc gioăng cao su bị hở hoặc trượt dây đai dẫn động lốc máy lạnh. Đây là trường hợp rất thường gặp ở những xe sử dụng lâu năm.

Sau 15 phút hoạt động hết công suất, nếu dưới gầm xe và đoạn đường ống dẫn gas về máy nén khô ráo, không có nước đọng thì khả năng cao là lượng gas trong hệ thống làm mát đã giảm mạnh. Chiếc xe cần được mang đi bảo dưỡng và bổ sung thêm gas.

Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng xấu tới hiệu năng của điều hòa đó là dàn nóng hoặc dàn lạnh bị bám bụi bẩn quá nhiều. Bụi làm cản trở quá trình lưu thông khí và tản nhiệt, từ đó khiến hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu quả, nhanh hư hỏng.

Đo áp suất của các đường vận chuyển môi chất

Hai đồng hồ đo áp sẽ được lắp đặt vào hai vị trí trên đường cao áp và đường hạ áp của hệ thống làm mát. Trong trường hợp điều hòa hoạt động tốt, áp suất ở đường hạ áp trong khoảng từ 25 – 35 PSI, với đường cao áp, thông số này là 170 – 200 PSI.

Đo áp suất của các đường vận chuyển môi chất
Đo áp suất của các đường vận chuyển môi chất

Trường hợp 1: Áp suất cả hai đường đều sụt giảm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ những vết nứt, vết rò rỉ trong đường ống hoặc hai dàn nóng lạnh.

Trường hợp 2: Cả hai đường đều có áp suất vượt chuẩn. Đây là do lượng gas nạp vào hệ thống vượt quá mức hoặc cả hai đường cao áp, hạ áp đều đang trong tình trạng bị tắc nghẽn bởi tạp chất.

Trường hợp 3: Một trong 2 đường có áp suất không đạt chuẩn, tuyến còn lại áp suất vượt chuẩn. Các thông số trên đang phản ánh tình trạng tắc nghẽn ở đường cao áp.

Lỗi này tương đối khó giải quyết bởi điểm bị nghẽn có thể xuất hiện ở nhiều nơi như: van giảm áp, máy nén, két, bình gas hoặc thậm chí bộ lọc. Xe cần được mang ra nơi sửa chữa để được tư vấn kỹ càng hơn.

Trên đây là một số hướng dẫn kiểm tra và sửa máy lạnh ô tô từ lapmaylanh115 . Nếu gặp phải những vấn đề về thiết bị làm mát trong xe, bạn hãy mang xe đến các cửa hàng sửa chữa ô tô uy tín để nhanh chóng khắc phục và tiết kiệm các khoản phí sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Các tìm kiếm liên quan đến sửa máy lạnh ô tô

Chuyên sửa lốc điều hòa ô to

Chuyên sửa máy lạnh ô to

Bảo dưỡng điều hòa ô tô OTOFUN

Lốc điều hòa oto không chạy

Bảo dưỡng điều hòa ô to

Điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không

Sửa điều hòa OTOFUN

Thủng dàn lạnh điều hòa ô to



from Máy lạnh 115 https://ift.tt/31BdWqI
via IFTTT #may_lanh #dich_vu_may_lanh_115 #trung_tam_may_lanh_115 #lapmaylanh115

Nhận xét